Từ yêu thương đến đau thương – Quên

Giọt nước mắt thôi rơi
Lặng thầm trong nỗi nhớ
Tình dù còn dang dở
Nhưng người đã hững hờ

.

Dù em vẫn mong chờ
Cũng không gì thay đổi
Tình yêu không có lỗi
Cố nữa cũng vậy thôi

.

Thời gian vẫn cứ trôi
Không vì ai mà đợi
Hãy vì mình em hỡi
Để tâm hồn thảnh thơi

.

Bao nỗi nhớ đầy vơi
Sẽ biến thành quá khứ
Quên đi, đừng do dự
Đừng suy nghĩ “Giá như…”

.

~Nana3B

Từ yêu thương đến đau thương – Hâm

Em chỉ là bị hâm một chút thôi
Không làm gì một hồi rồi sẽ hết
Chỉ có có lúc này đây nỗi nhớ anh da diết
Khiến em không tự chủ được chính mình

.

Em vẫn tự cho rằng mình thông minh
Yêu anh rồi mới biết là đứa ngốc
Vẫn hứa với lòng sẽ không vì anh mà khóc
Lại vì một lời mà nước mắt tuôn rơi

.

Gặp anh một phút thôi là lầm lỡ một đời
Biết rõ tình yêu này vốn là không có lối
Thế nhưng không ngừng được tình yêu nóng hổi
Đang mỗi ngày thiêu đốt trái tim em

.

~Nana3B

Từ yêu thương đến đau thương – Cô gái từng tổn thương, khi yêu sẽ ra sao?

Cô gái từng tổn thương, khi yêu sẽ ra sao?

.

Một người con gái đã từng bị tổn thương,

Nhận hết đau thương trong âm thầm tĩnh lặng.

Lòng dậy sóng nhưng vẫn cười tỏa nắng,

Chỉ để ai kia không lo nghĩ điều gì…

.

Một người con gái đã từng trải chia ly,

Là khi không muốn tin bất cứ điều gì cả.

Lời ngọt đầu môi đều là lời dối trá,

Chẳng dựa vào ai ngoài chính bản thân thôi…

.

Một người con gái khi đánh mất niềm vui,

Không còn biết hờn giận, ghen tuông, níu kéo.

Ngày tháng trôi qua trái tim càng lạnh lẽo,

Đón nhận nỗi đau như thể một lẽ thường…

.

Một người con gái khi đã sợ yêu thương,

Sẽ sợ luôn những phút giây ấm áp.

Bởi có lẽ sớm thôi, anh sẽ bên người khác,

Đem những mặn nồng theo gió cuốn mây bay…

.

Một người con gái đã chịu nhiều đắng cay

Nếu không yêu, đừng nắm tay cô ấy!

.

~Nana3B

Từ yêu thương đến đau thương – Muốn

Muốn nằm trong vòng tay người thật chặt

Một nụ hôn hơn triệu triệu ngôn từ

Một cái ôm thay bao lời nhắn nhủ

Xoa dịu trong lòng bao nhiêu nỗi tương tư

.

Muốn một lần được nghe nói tiếng yêu

Hai trái tim cùng hòa chung nhịp đập

Thời gian bên nhau trôi qua thật chậm

Để nỗi đau thôi cắn rứt âm thầm

.

Muốn thật nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu

Đành cuộn tròn trong bao niềm nhung nhớ

Vì một người, một tình yêu đã lỡ

Con gái khi yêu giỏi mấy cũng hóa khờ

.

~Nana3B

Bệnh Tự Miễn – Lupus Hệ Thống và những điều bạn nên biết

Đôi lời tới bạn đọc:

Y khoa không phải là ngành của mình, tuy nhiên lần này lại là một dịp đặc biệt. Lý do mình viết bài này là bởi mình quen một người bị mắc chứng bệnh này, và mẹ của em ấy không thể đọc được tiếng Anh.

Bình thường nếu có bất cứ vấn đề gì mình vẫn có thói quen google bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, vì vậy lần này trong sự cố gắng tìm kiếm thông tin cho mẹ em ấy, mình mới để ý thấy người Việt chúng ta bất lực trong việc tìm kiếm thông tin đến nhường nào. Mình đã đi tìm khắp những trang web tiếng Việt, nhưng ngay cả những bài viết từ các bệnh viện đầu ngành về căn bệnh này cũng khá sơ sài, hầu hết chỉ nói sơ qua về căn bệnh chứ không nói rõ về những điều cần lưu ý cũng như chế độ ăn uống nghỉ ngơi khi mắc bệnh. 

Vì vậy, bài viết hôm nay của mình là món quà của mình tới gia đình em ấy, cũng như tất cả những người đang mắc một dạng bệnh Tự Miễn hoặc có người thân đang bị mắc chứng bệnh này. Tất cả những đường link nguồn mà mình cảm thấy hữu ích nhất mình đều có dẫn vào trong bài cùng với các thuật ngữ tiếng Anh để mọi người có thể tự mình search.

Bài viết này sẽ dần dần được chỉnh sửa khi mình có thời gian và tuỳ theo diễn tiến bệnh tình của em ấy.

Một lần nữa nhấn mạnh là mình không có bất cứ chuyên môn y khoa nào, vì vậy trong quá trình dịch có thể có sai sót về từ ngữ, hy vọng các bạn có chuyên môn có thể bỏ chút thời gian để comment chỉnh sửa bài viết sao cho chính xác nhất và dễ hiểu nhất. 


A. Thông tin chung về bệnh Tự Miễn (Autoimmune) và Lupus Hệ Thống (Systemic Lupus Erythematous)

Hầu hết những thông tin này đều có bằng tiếng Việt ở những trang web khác nên ở đây mình chỉ viết tóm tắt cơ bản thôi.

Bệnh Tự Miễn là chứng bệnh mà khi hệ miễn dịch tấn công chính cơ thể của mình. Có hơn 80 loại bệnh Tự Miễn, và mặc dù có có rất nhiều dạng bệnh Lupus, phổ biến nhất là Lupus Hệ Thống.

Bênh này có thể bị từ nhẹ đến nặng tuỳ vào từng bênh nhân. Tuy nhiên những trường hợp tử vong thường là do suy tim và suy thận.

Rất khó có thể xác định được nguyên nhân lây bệnh, tuy nhiên theo Healthline  một số yếu tố có thể ảnh hưởng để việc bị bệnh Lupus Hệ Thống :
– Di truyền: Bệnh này ko phải do một gen cá biệt nào gây ra, tuy nhiên người bị Lupus Hệ Thống thường có thân nhân cũng bị các dạng bênh Tự Miễn khác.
– Môi trường: Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như tia cực tím mặt trời, một số thành phần của thuốc, một số chất nhất định, vi khuẩn, vi rút, stress về thể chất hoặc tinh thần, kích động,…
– Giới tính và hócmôn: Số lượng nữ giới bị Lupus Hệ Thống cao hơn nam giới. Nữ giới thường bị nặng hơn trong quá trình mang thai hoặc trong kì kinh nguyệt.

Bệnh này không lây nhiễm.

 

B. Triệu chứng

Theo US National Library of Medicine, triệu chứng khác nhau tuỳ theo người bệnh, và có thể xuất hiện rồi lại biến mất. Hầu hết mọi người bị nhiễm Lupus Hệ Thống đều bị đau khớp và sưng phù. Một số người bị viêm khớp. Phần khớp ngón tay, tay, cổ tay, và đầu gối thường bị ảnh hưởng.

Triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Đau tức ngực khi hít thở sâu.
– Mệt mỏi.
– Sốt không có lý do
– Khó chịu, bực bội, cảm giác ốm yếu
– Rụng tóc
– Đau miệng
– Thiếu máu
– Nổi ban – khoảng 50% số người nhiễm Lupus Hệ Thống bị nổi ban đỏ vùng má, mũi, thậm chí lan rộng hơn, và càng bị nặng nếu ra nắng.
– Hạch lympho sưng lên

Một số các triệu chứng khác có thể mắc phải tuỳ theo phần cơ thể bị ảnh hưởng:
– Não bộ và hệ thần kinh: Đau đầu, tê liệt, nhói dây thần kinh, tai biến, ảnh hưởng thị giác, thay đổi tính tình
– Hệ tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
– Tim: Rối loạn nhịp tim (Arrhythmia)
– Phổi: Ho ra máu, khó thở
– Da: Màu da khác thường, ngón tay đổi màu khi bị lạnh (Raynaud’s phenomenon)
– Thận: Chân sưng phù, tăng cân

Hình ảnh dưới đây là tên gọi của loại bệnh tự miễn gây ảnh hưởng tới từng phần trên cơ thể để mọi người có thể google thêm về những chứng bệnh này

Để được chuẩn đoán là bị mắc chứng Lupus, bạn cần có ít nhất 4 triệu chứng của bệnh và trải qua nhiều loại xét nghiệm khác nhau.

Khi phát hiện ra em ấy bị Lupus Hệ Thống thì bệnh đã phát triển khá nặng và những triệu chứng đã rất rõ ràng.
Một vài tháng trước khi đi viện, em ấy thường xuyên bị sốt không có lý do, đau đầu, đau bụng, đau khớp đầu gối. Tuy nhiên, lúc đó gia đình chỉ nghĩ là em ấy bị ốm đau thông thường nên chỉ tự đi mua thuốc và không đưa đi khám. Mãi sau này qua bác sĩ nói mới biết với tình trạng lúc này em ấy chắc chắn đã bị bệnh ít nhất một năm rồi. 
Đến khi những triệu chứng nặng hơn như rụng tóc, sưng phù xuất hiện, gia đình mới bắt đầu đưa vào bệnh viện xét nghiệm, tuy nhiên không có kết quả rõ ràng mà chỉ phát hiện thêm em ấy bị thiếu máu nặng mà không có lý do. Chuyển qua viện thứ 3 mới phát hiện nguyên nhân, khi đó em ấy đã bị tấn công và khu vực thần kinh dẫn đến co giật, và ảnh hưởng tới phổi dạ dày và tim, toàn thân sưng phù. 
Hiện tại ở Việt Nam chỉ có duy nhất bệnh viện Bạch Mai có chuyên khoa chữa bệnh Tự Miễn, vì vậy khi sức khoẻ của em tạm ổn định gia đình đã chuyển em về đó. 

C. Những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi cơ thể bị bệnh Tự Miễn

– Suy thận, hỏng thận (lupus nephritis)
– Máu vón cục ở chân và phổi
– Phá huỷ hồng cầu (anemia of chronic disease)
– Tràn dịch tim (endocarditis), hoặc viêm nhiễm ở tim (myocarditis)
– Tràn dịch phổi, phá huỷ các mô ở phổi
– Vấn đề khi mang thai, hoặc sảy thay
– Đột quỵ
– Thiếu tiểu cầu trong máu
– Viêm mạch máu

Đối với các bệnh nhân bị nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu, những vấn đề này có thể không thấy, tuy nhiên đối với em mình đã có dấu hiện suy thận nhẹ, thiếu hồng cầu trầm trọng, tràn dịch phổi, đột quỵ.

D. Điều trị

Hiện tại không có cách điều trị tận gốc Lupus Hệ Thống cũng như các loại bệnh Tự Miễn khác, tuy nhiên mấu chốt của vấn đề là biết cách kiềm chế và giảm thiểu các triệu chứng và phát tác của bệnh bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Những triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim, phổi, thận, và những nội tạng khác cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

1. Những điều cần làm hàng ngày khi bị nhiễm Lupus Hệ Thống:

– Mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, và bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
– Phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ thật tốt
– Tiêm phòng đầy đủ
– Làm xét nghiệm về độ loãng xương (Osteoporosis)
– Ngủ đủ
– Không stress
– Bổ sung dưỡng chất

2. Chế độ ăn uống

Vì sao phải ăn kiêng khi bị mắc bệnh tự miễn?

Theo The Paleo Mom, gen và di truyền chiếm 1/3 khả năng bị mắc bệnh tự miễn, 2/3 còn lại hầu hết đến từ môi trường, ví dụ như: ăn uống, phong cách sống, viêm nhiễm, hóc môn, cân nặng,…
Mặc dù chúng ta ko thể thay đổi gen nhưng chúng ta có thể thay đổi những thứ chúng ta ăn uống hàng ngày và phong cách sống của mình.
Bằng cách loại bỏ những thực phẩm làm ảnh hưởng đến hệ thống ruột gan, thay đổi hóc môn, tăng viêm nhiễm, ảnh hưởng hệ miễn dịch, chúng ta có thể tạo cơ hội để cơ thể phục hồi.
Đây ko phải là cách chữa bệnh hoàn toàn, tuy nhiên nó sẽ làm miễn giảm chứng bệnh, thậm chí là khiến nó ko bao giờ bị tái phát.
 

Chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng dưới đây không chỉ tốt cho những người mắc bệnh Tự Miễn mà còn rất tốt cho nhiều căn bệnh khác nhau. Theo Wellness Mama và Paleo Cajun Lady, trong ít nhất một vài tháng đầu (hoặc tốt hơn hết là ăn luôn theo chế độ này) kể từ khi có các triệu chứng của bệnh phải ăn theo chế độ ăn uống khắt khe sau đây để đưa hệ miễn dịch của cơ thể về trạng thái ban đầu:
Loại bỏ những thực phẩm có những thành phần sau ra khỏi thực đơn:
– Những lọại thức ăn mà bản thân đã từng bị phản ứng.
– Ngũ cốc, thóc lúa các loại (vd: cơm gạo, bánh mì,…)
– Các loại đậu (vd: đậu que, đậu hà lan,…)
– Trứng
– Thực phẩm từ sữa (vd: bơ, sữa tươi, sữa chua, phomat,…)
– Các loại hạt (vd: hạt bí, hạt hướng dương, dầu chiết xuất từ hạt,…)
– Các loại quả hạch (vd: đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…)
– Nước uống có cồn (vd: bia, rượu,…)
– Rau củ trong list Nightshades (ví dụ: khoai tây, cà chua, đậu bắp, cà tím, cây chút chít, cà, ớt chuông,…)
– Đồ ăn đống hộp
Hạn chế tối đa những loại đồ ăn dưới đây:
– Đường
– Nui
– Nước tương
– Trái cây nhiệt đới
– Đồ ăn nhanh
– Bánh kẹo các loại
– Đồ chiên rán các loại
– Thịt đỏ
– Các loại gia vị
– Đồ uống có chứa caffein
List thực phẩm an toàn:
a. Thịt:
– Nước xương
– Gà
– Vịt
– Ngan
– Ngỗng
– Các loại cá
– Các loại thuỷ hải sản tự nhiên
Lưu ý:
1.Thịt đỏ (vd: bò, lợn, trâu, cừu,…) và nội tạng động vật có thể tăng gây viêm, trong điều kiện bình thường có thể sử dụng, tuy nhiên cần phải cân nhắc kĩ về thể trạng cơ thể có bị viêm hay không mới được sử dụng. Nếu không rõ thì nên kiêng.
2. Đối với những người bị viêm, những loại gia cầm cũng chỉ nên sử dụng phần thịt trắng như ức và bụng , tránh thịt nâu như đùi, cánh, cổ…
b. Chất béo:
– Dầu dừa
– Bơ thực vật
– Dầu thực vật
– Mỡ động vật
– Dầu ô-liu
– Quả bơ
c. Rau củ
– Măng tây
– Các loại rau xanh (rau muống, cải cúc,…)
– Các loại cải (cải xoong, cả thìa,…)
– A-ti-sô
– Bông cải (súp lơ)
– Chi ngưu
– Cần tây
– Dưa chuột (dưa leo)
– Cà rốt
– Củ cải trắng
– Củ đậu
– Su hào
– Tỏi tây
– Hành
– Tỏi
– Nghệ
– Gừng
– Xà lách
– Đậu bắp
– Củ cải đỏ
– Rau chân vịt
– Củ năng ngọt (mã thầy)
– Bí ngòi (bí Nhật)
– Củ sen
– Bí đỏ
– Bí đao
– Mướp
– Chuối xanh
– Khoai môn
– Khoai mỡ
– Khoai lang
– Các loại nấm
– Các loại rau mùi
d. Hoa quả:
– Táo
– Lê
– Các loại dâu
– Đào
– Mận
– Cam
– Quýt
– Dưa hấu
– Ổi
– Nho
– Kiwi
– Các loại dưa
– Chanh
– Bưởi
– Đu đủ
– Hồng
– Chuối
– Lựu
Lưu ý: 
1. Hầu hết các loại hoa quả đều có thể ăn được, tuy nhiên các loại hoa quả nhiệt đới có thể gây nóng và tăng viêm, vì vậy tuỳ thể trạng mà đánh gía có nên ăn hay không. Nếu không chắc thì nên kiêng hoa quả nhiệt đới.
 
e. Đồ uống:
– Các loại nước ép trái cây (không đường)
– Nước lọc
– Nước có ga
– Sinh tố không đường
– Các loại trà
Những thực phẩm tốt giúp giảm/chống viêm nhiễm, thải độc cơ thể, nên tăng cường ăn: (autoimmune diet, anti-inflammation diet)
– Dầu Olive
– Cá hồi
– Cá ngừ
– Các loại rau xanh
– Hành lá
– Nghệ
– Gừng
– Tỏi
– Các loại berries (vd: dâu, cherry, raspberry, blueberry…)
– Củ dền
– Dừa và các sản phẩm từ dừa
 ~Nana3B~